Xôn xao chuyện 'bị đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn': Bà chủ quán phở nói gì?
Những ngày này, CLB bắn cung thể thao bên trong Nhà thi đấu đa năng TP.Cần Thơ (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều) có nhiều bạn trẻ đến tham gia, trải nghiệm. Ngoài sinh viên, những người đã đi làm, kinh doanh cũng khá quan tâm; trong đó có nhiều bạn gái đầu tư trang phục đẹp mắt khi đến chơi môn thể thao này.CLB được hỗ trợ thành lập bởi Hội Liên hiệp Thanh niên VN TP.Cần Thơ, được Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ cho phép hoạt động tại Trung tâm thể dục thể thao TP.Cần Thơ.Anh Huỳnh Minh Đức (33 tuổi), Chủ nhiệm CLB, cho biết trước đây anh làm nghề du lịch nên có cơ hội đi nhiều nơi như Đà Lạt, TP.HCM, Hà Nội. Vốn yêu thể thao nên anh tìm hiểu và biết đến môn bắn cung. "Năm 2020, tôi theo đuổi môn thể thao này nhưng về Cần Thơ thì không tìm được sân chơi. Những lần đam mê trỗi dậy, tôi phải đi lên TP.HCM. Vì vậy, tôi ấp ủ mở CLB bắn cung tại Cần Thơ và đã trở thành hiện thực vào ngày 16.2 vừa qua", anh Đức nói.Theo anh Đức, mũi tên trong bắn cung được liệt vào vũ khí thể thao, chỉ những nơi có đăng ký, được cho phép mới được sử dụng. Đó là lý do khiến môn thể thao này chưa phổ biến và CLB của anh đang thuộc vào hàng "hot" ở Cần Thơ. Môn bắn cung đòi hỏi yếu tố an toàn nên các thiết bị (cung tên, găng tay, dụng cụ bảo hộ) đều phải đảm bảo tiêu chuẩn. Mỗi khu vực bắn luôn có giám sát viên hướng dẫn, điều phối.CLB trang bị nhiều loại cung tên khác nhau, phù hợp với chiều cao, lực tay, lứa tuổi của người tham gia. Cung tên có giá thấp nhất 2 triệu đồng (trải nghiệm), cao nhất khoảng 50 triệu đồng (thi đấu chuyên nghiệp). Ngày thường, mức phí trải nghiệm là 120.000 đồng/giờ. Đối với những bạn tập luyện lâu dài thì có thể đăng ký hội viên, mức giá 950.000 đồng/tháng.Theo nhiều bạn trẻ Cần Thơ, giá trải nghiệm môn bắn cung có phần cao hơn một số môn thể thao khác nhưng hợp lý. Bởi môn thể thao này có ý nghĩa nhất định trong công việc, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, "làm mới" hình ảnh bản thân…Anh Ngô Ngọc Xuân Trúc (26 tuổi, kinh doanh shop hoa ở Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cho biết khi rảnh là dành thời gian cho thể thao. Môn yêu thích của anh là bơi lội và chạy xe đạp, vì cần vận động nhiều, có ích trong rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, khi chuyển qua môn bắn cung, anh Trúc thấy một thú vị khác. "Bất kỳ công việc nào, nếu muốn thực hiện hiệu quả cũng cần phải tập trung. Môn bắn cung đòi hỏi người chơi cần có sự bình tĩnh, nhẫn nại, chú ý quan sát để nhắm bắn trúng mục tiêu nên rèn sự tập trung rất nhiều", anh Trúc bộc bạch.Trong khi đó, anh Trần Minh Tuấn (32 tuổi, học y đa khoa tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ) cho biết khi thấy thông tin về CLB bắn cung trên mạng xã hội, anh đã theo dõi ngay vì đây là môn thể thao chưa phổ biến ở Cần Thơ. Từ một người không có nhiều kỹ năng, anh đã yêu thích môn thể thao này và quyết tâm tập luyện lâu dài."Môn này rèn luyện lực tay và độ tinh mắt. Để bắn trúng mục tiêu, người chơi phải có sự chuẩn xác, vững vàng, không rung lắc. Điều này rất có ích để người bác sĩ rèn tính tỉ mỉ, chính xác trong điều trị cho bệnh nhân", anh Tuấn chia sẻ.Theo Nguyễn Huỳnh Khả Thư (24 tuổi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), với công việc hiện tại làm trong ngành truyền thông đa phương tiện, việc ngồi trước màn hình máy tính cả ngày đôi lúc khiến Thư bị stress. Trước đây, Thư nghĩ chỉ có những môn thể thao cần sự di chuyển nhiều, giải phóng cơ thể mới mang đến sự thoải mái, lấy lại sự phấn khởi về tinh thần. Nhưng khi trải nghiệm bắn cung thì việc giảm stress cũng rất tích cực. Thư chia sẻ: "Khi bắn mũi tên trúng hồng tâm, đạt điểm cao thì mình cảm thấy rất vui, tinh thần thăng hoa, sảng khoái. Đây cũng là môn giảm stress hiệu quả, dù không vận động nhiều".Ngoài những lý do trên, Tăng Châu Duyên Ngọc (23 tuổi, sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ) cho rằng việc trải nghiệm môn bắn cung giúp thay đổi hình ảnh bản thân. Ngọc giải thích, khi bắn cung, tư thế luôn phải thẳng nên khi "lên hình" trông rất đẹp. Đặc biệt, con gái khi bắn cung trông rất "ngầu", thể hiện phong thái mạnh mẽ, quyền lực. Nhiều bạn gái đã tham gia trải nghiệm môn thể thao này với những bộ trang phục khá đặc biệt để thể hiện nét cá tính của mình.Học trò Nguyễn Trần Duy Nhất thắng knock-out chỉ sau 50 giây tại AFC 31
Có lẽ cả cuộc đời của bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) sẽ không bao giờ thôi nhớ về đứa con gái bà đứt ruột cho đi gần 3 thập kỷ trước để vợ chồng Pháp nhận nuôi.Một ngày đầu năm 2025, bà Hương và chồng từ khu nhà ở tập thể gần chợ Gò Vấp đi xe máy đến một quán cà phê gần đó để gặp anh Đỗ Hồng Phúc - kiến trúc sư nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm lại thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.Nhiều năm nay, bà Hương và anh Phúc là những người bạn đặc biệt của nhau, khi người phụ nữ thường hỗ trợ anh chàng kiến trúc sư tốt bụng trong hành trình tìm lại thân nhân cho những trường hợp người gốc Việt được nhận nuôi.Thế nhưng không phải ai cũng biết 28 năm về trước, bà cũng từng là một người mẹ đứt ruột cho con để người Pháp nuôi để rồi không ngày nào thôi dày xé tâm can vì quyết định đó. Hẳn vì nỗi niềm trên mà người phụ nữ quyết định tham gia vào các hoạt động nhân đạo, góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ xuyên biên giới diệu kỳ. Người mẹ vẫn nhớ như in ngày 11.8.1997, trong một lần gặp tai nạn, người mẹ sinh non vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại một bệnh viện ở TP.HCM. Bé gái sinh ra nặng 1,8 kg, phải ở lồng kính để được chăm sóc đặc biệt.Thế nhưng hành trình mang thai và sinh con với người phụ nữ TP.HCM ngày đó không hề dễ dàng. Ở tuổi 21, bà Hương có quen với một người con trai là bạn của anh họ rồi sau đó mang thai. "Nhưng gia đình người đó không thừa nhận đứa bé, cũng cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi sốc và đau khổ lắm, nhiều lúc nghĩ tới ý định hay là 2 mẹ con cùng chết, kết thúc cuộc đời. Tôi cảm thấy ê chề, xấu hổ với gia đình, hàng xóm, người thân không dám ra ngoài gặp ai!", bà Hương chảy nước mắt, nhớ lại câu chuyện năm xưa.Trải qua quá trình đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, bà quyết định sinh con. Bé gái được mẹ đặt tên Trần Hoài Ân. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó có thể diễn tả hết qua một vài lời nói, bà quyết định cho con mình để người Pháp nhận nuôi, mong con được sống một cuộc đời tốt hơn. Ngày đó, bà đau khổ tột cùng, ngỡ tưởng không thể nào sống tiếp.Biết bao nỗi niềm khó lòng chia sẻ cùng ai, bà Hương trút hết cảm xúc của mình vào những trang nhật ký năm 1997. Mỗi trang viết của tuổi 21 đều mang đầy những nỗi day dứt, sự dằn vặt về quyết định cho con."Giờ đây ngồi một mình, tôi cảm thấy nhớ về con của tôi thật nhiều. Có người mẹ nào muốn xa con đâu. Chỉ cầu mong cho con được người mẹ nuôi lo cho đầy đủ và dạy dỗ cho con nên người, thế là mình đã mãn nguyện lắm rồi!", người mẹ viết vào quyển nhật ký những dòng từ tận tâm can.Những trang viết cứ vậy dày thêm, dày theo nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người mẹ trẻ ngày đó. Mỗi dòng nhật ký viết ra, bà Hương không nhớ đã khóc bao nhiêu lần, bao nhiêu giọt nước mắt đã thấm làm nhòe vài nét mực.Cứ như vậy, bà giữ gìn quyển nhật ký đó cẩn thận suốt hàng thập kỷ, để mãi nhắc nhớ về cô con gái mà bà luôn muốn gặp, dẫu rằng chỉ là ở trong mơ. Người mẹ mong và tin một ngày nào đó, con có thể đọc được những dòng viết này."Chưa ngày nào tôi không nghĩ về con, cả trong mơ. Tôi luôn tưởng tượng sẽ gặp được và nói chuyện cùng con gái mình, dù chỉ một lần trong đời. Tôi chỉ cần biết con bình an và hạnh phúc là tôi đã mãn nguyện", bà Hương quệt nước mắt lăn dài trên gò má.Năm nay, Hoài Ân cũng đã 28 tuổi. Bà tin rằng con đang sống một cuộc đời hạnh phúc và bình an, là một cô gái xinh đẹp. "Liệu rằng con có từng nghĩ về mẹ không?", bà tự hỏi.Suốt nhiều năm qua, bà Hương thường xuyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp tìm thân nhân ở Việt Nam. Thông qua các thông tin trong hồ sơ, bà cùng chồng dành thời gian đi khắp nơi ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Thuận… giúp đỡ.Thông qua các "đầu mối" tìm người thân uy tín trong cộng đồng người nước ngoài tìm lại thân nhân Việt Nam như anh Đỗ Hồng Phúc, ông Huỳnh Tấn Sinh, nhiều năm qua bà đã góp phần làm nên nhiều cuộc đoàn tụ diệu kỳ.Chứng kiến những gia đình đoàn tụ xuyên biên giới, với sự góp sức của mình, người phụ nữ vừa vui, vừa hạnh phúc thay cho họ. Là người chịu nỗi đau chia cắt máu mủ ruột rà, bà hiểu được niềm vui vỡ òa của ngày đoàn tụ."Đâu đó, mình cũng có chút chạnh lòng. Nhưng việc giúp đỡ người khác cũng là cách để tôi có thể tìm lại con mình. Biết đâu trong một hồ sơ nào đó mà tôi hỗ trợ, lại chính là con gái mình thì sao", người mẹ chia sẻ.Hoài Ân ơi! Mẹ chỉ mong gặp con một lần trong đời, chỉ để biết con khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc là mẹ đã an lòng. Mẹ sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của con. Mẹ hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm về…Ông Huỳnh Tấn Sinh, một người nổi tiếng trong việc hỗ trợ tìm người thân cho người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Pháp cho biết bà Hương là một người rất nhiệt tình. Vì bà ở Việt Nam, nên nhiều lần đã giúp ông Sinh tìm kiếm địa chỉ thông qua các hồ sơ cho nhận con nuôi ở nước ngoài."Hương đã giúp tôi tìm thấy gia đình của mấy bạn ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp cũng giống như con cô ấy đã đi cho làm con nuôi. Thật là tội nghiệp! Mong Hương sẽ có thể tìm thấy phép màu của đời mình!", ông Sinh bày tỏ.Ông Trần Phước Tánh (54 tuổi) là chồng của bà Hương cho biết vợ chồng ông quen biết nhau từ những năm 1995. Khi đó, ông vào quán cháo của mẹ bà Hương ở Phú Nhuận ăn rồi cảm mến luôn cô con gái của bà chủ. Thế nhưng thời điểm này, bà Hương chỉ xem ông là bạn."Ngày cô ấy mang thai, tôi đã đề nghị sẽ cưới Hương, nhận làm cha của đứa bé. Nhưng Hương nhất quyết từ chối vì không muốn lừa dối gia đình tôi. Tôi đã đồng hành cùng cô ấy vượt qua những ngày khó khăn nhất", ông Tánh bày tỏ.Sau khi bà Hương cho con, ông Tánh cũng thường xuyên tới lui an ủi, động viên tinh thần. Chính sự "mưa dầm thấm lâu", nhiệt tình của người đàn ông tốt bụng đã khiến cho bà Hương cảm động.Người phụ nữ từng viết trong nhật ký năm xưa, rằng: "Tôi không muốn quen bất cứ một người nào hết tại vì bây giờ tôi chán nản tất cả, không còn mong muốn gì nữa". Nay, chính sự chân thành của ông Tánh đã khiến bà mở lòng. Năm 2002, họ có một đám cưới đầy hạnh phúc, chính thức nên duyên vợ chồng sau 8 năm quen biết.Sau hơn 23 năm nên nghĩa vợ chồng, họ có 2 người con gái, năm nay cũng đã 21 và 16 tuổi. Con gái đầu với ông Tánh đã dần chữa lành tâm hồn và trái tim của người mẹ nhiều năm rỉ máu vì nhớ con gái Hoài Ân.Giờ đây, ông Tánh làm công nhân vệ sinh môi trường, bà Hương cũng làm vệ sinh cho một công ty ở Gò Vấp và có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Người chồng vẫn luôn ủng hộ vợ tìm lại con gái mình."Tôi mong một ngày nào đó vợ tôi sẽ tìm được con, để thỏa lòng mong nhớ. 2 đứa con tôi cũng mong mẹ sẽ tìm được chị. Có một điều, gia đình tôi vẫn chưa biết về chuyện này sau bao nhiêu năm", chồng bà Hương chia sẻ.ThS.KTS Đỗ Hồng Phúc (ngụ TP.HCM) cũng cho biết bản thân vô cùng xúc động trước câu chuyện của bà Hương. Với anh, bà Hương là một người nhiệt tình, giúp đỡ anh trong hành trình hỗ trợ tìm thân nhân. Anh chàng mong rằng người phụ nữ sẽ tìm thấy phép màu. Các trường hợp người nước ngoài mong tìm lại thân nhân ở Việt Nam có thể liên hệ anh Phúc qua số điện thoại: 0979.283.523.
Nóng: Lộ diện 3 trợ lý nội và 2 phiên dịch của HLV Kim Sang-sik
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Công ty cấp dịch vụ Asia Travel đặt tour du lịch trọn gói dành cho du khách quốc tế đến Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Công ty mang đến hành trình đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng:- Tour du lịch Hội nghị & Triển lãm (MICE) - Hoàn hảo cho các doanh nghiệp tổ chức sự kiện.- Tour du lịch khuyến khích - Trải nghiệm du lịch kết hợp tưởng thưởng cho nhân viên.- Tour chơi golf cao cấp - Hành trình khám phá những sân golf hàng đầu khu vực.- Tour giáo dục & hành hương - Mang đến trải nghiệm sâu sắc về văn hóa và tâm linh.- Tour xây dựng đội nhóm - Hoạt động gắn kết dành cho các công ty, tổ chức.Dưới sự lãnh đạo của Mr. Jose Hải - một nhà lãnh đạo trẻ trung, đầy nhiệt huyết, Asia Legend Travel cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, đội ngũ hướng dẫn viên thân thiện, am hiểu địa phương và mức giá tốt nhất thị trường.- Hàng trăm chuyến đi thành công mỗi năm- Dịch vụ tận tâm, hỗ trợ khách hàng 24/7- Trải nghiệm du lịch đáng nhớ, đầy cảm hứngAsia Legend Travel đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá Đông Nam Á!Fanpage: https://www.facebook.com/asialegendtravel
'Đúng quy trình'
Ngoài ra, cận tết và đầu năm dương lịch cũng là thời điểm các ngân hàng tăng cường hút khách gửi tiền và cần nguồn vốn để cho vay.